Phân tích tổng hợp 61 nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa cao huyết áp với biến cố động mạch vành là rất chặt chẽ ở 5 nhóm tuổi từ 40-49, 50-59, 60-69, 70-79, 80-89. Nghiên cứu cho thấy nếu tăng 20mmHg huyết áp tâm thu (khi huyết áp tâm thu thay đổi từ 115-180mmHg) và/hoặc tăng 10mmHg huyết áp tâm trương tâm trương (khi HA tâm trương tăng từ 75-100mmHg) thì tăng gấp 2 lần nguy cơ bị biến cố động mạch vành.
Do có sự tương tác giữa các yếu tố nguy cơ với nhau, do vậy mối liên quan giữa cao huyết áp với biến cố động mạch vành càng chặt chẽ hơn ở những bệnh nhân có cholesterol máu cao hơn là các bệnh nhân có cholesterol máu bình thường. Mặc dù đã xác định rõ ràng rằng huyết áp là một trong 3 yếu tố nguy cơ chủ yếu gây bệnh động mạch vành (2 yếu tố nguy cơ kia là cholesterol máu cao và hút thuốc lá), nhưng thường người ta thấy biến chứng bệnh động mạch vẫn xuất hiện ở các bệnh nhân không có đầy đủ cả 3 yếu tố nguy cơ này.
Sự liên quan giữa cao huyết áp với biến cố động mạch vành ở mỗi cá thể, những người đã bị nhồi máu cơ tim là khác nhau. Do vậy, khuyến cáo chính thức trong điều trị bệnh nhân cao huyết áp có bệnh động mạch vành là mục tiêu điều trị huyết áp dưới 140/90mmHg, trong khi giảm huyết áp nhiều hơn có lợi hay gây hại còn là vấn đề đang tranh cãi.
Giả thuyết đường cong hình chữ J là điều được thừa nhận dựa trên sự quan sát gợi ý rằng nếu huyết áp tâm trương quá thấp có sự tăng nghịch thường các biến chứng. Lý do bởi vì tưới máu động mạch vành được thực hiện chủ yếu trong thời kỳ huyết áp tâm trương. Vì vậy, việc giảm quá nhiều huyết áp tâm trương ở bệnh nhân có bệnh động mạch vành có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim. Một số báo cáo ủng hộ ý kiến này, bởi vì đường cong J được thấy ở bệnh nhồi máu cơ tim cấp nhưng không thấy ở bệnh nhân đột qụy.
Bên cạnh đó, số liệu từ nghiên cứu Framingham Heart cũng ủng hộ ý kiến hiện tượng đường cong J trên, nhưng chỉ ở bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim và có huyết áp tâm thu cao và huyết áp tâm trương thấp. Tại thời điểm này, cần thận trọng tránh làm giảm quá nhiều huyếp áp tâm trương ở các bệnh nhân có bệnh động mạch vành, đặc biệt là nếu huyếp áp tâm thu cao. Trong thực hành lâm sàng điều này rất khó, bởi vì khó lòng chỉ làm giảm huyếp áp tâm thu mà không làm ảnh hưởng đến huyết áp tâm trương.
Tóm lại, mối liên quan giữa cao huyết áp với biến cố động mạch vành là rất chặt chẽ bao gồm cả cao huyết áp tâm thu và tâm trương.
Hiện nay, đối với đặc điểm là bệnh mạn tính như cao huyết áp, bên cạnh sử dụng các thuốc Tây y, thì các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và duy trì ổn định huyết áp. Với đặc điểm hầu như không có tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài và hiệu quả bền vững thì việc lựa chọn Đông y trở thành xu thế mới trong điều trị và kiểm soát huyết áp hiện nay.
Theo Lê Mai